Hóa đơn vận chuyển hàng hóa được sử dụng trong trường hợp nào?

Đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, hóa đơn là một loại chứng từ rất quan trọng khi chứa toàn bộ thông tin giao dịch của mỗi đơn hàng. Hóa đơn bao gồm nhiều vấn đề từ thủ tục thông báo phát hành hóa đơn, hình thức hóa đơn sử dụng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,… Có thể bạn chưa biết nhưng khi vận chuyển hàng hóa cũng cần phải có hóa đơn. Nếu không có hóa đơn vận chuyển hàng hóa, đơn vị vận tải sẽ phải chịu phạt. Cùng tìm hiểu trường hợp phải sử dụng hóa đơn vận chuyển hàng hóa và mức phạt nếu vi phạm không có hóa đơn nhé.

Trường hợp nào vận chuyển hàng hóa cần có hóa đơn?

Đây là nội dung được thể hiện rõ ràng trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về việc tạo và lập hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, hóa đơn được lập khi bên bán phát sinh hoạt động bán hàng cho bên mua. Hóa đơn bắt buộc phải lập đối với những đơn hàng trị giá 200 nghìn đồng trở lên. Còn thấp hơn 200 nghìn đồng thì chỉ lập hóa đơn khi người mua yêu cầu.

Đó là trong giao dịch buôn bán, còn trong khi vận chuyển hàng hóa thì sao? Chúng ta có thể thấy rằng vận chuyển hàng hóa trên đường thì bắt buộc phải có hóa đơn. Nhiều trường hợp vẫn không dùng hóa đơn là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng nếu để cơ quan kiểm tra và phát hiện thì bạn sẽ phải chịu phạt theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn vận chuyển hàng hóa và mức phạt hành chính đối với vận chuyển hàng không có hóa đơn được quy định tại Khoản 5 Điều 44 của Nghị định 109/2013/NĐ-CP. Khi bị cơ quan kiểm tra phát hiện, đơn vị sẽ bị phạt tiền do hành vi không có hóa đơn. Bên cạnh đó, người nộp thuế còn bị phạt về hành vi trốn thuế nữa. Cụ thể như sau:

hóa đơn vận tả

1. Mức phạt tiền về việc vận chuyển không hóa đơn

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với những trường hợp không lập hóa đơn cho hàng hóa trị giá từ 200 nghìn đồng trở lên. Sau khi bị xử phạt, bên bán phải lập hóa đơn và giao cho người mua. Điều này được hướng dẫn tại điểm b Khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với trường hợp không lập hóa đơn tổng hợp. Điều này được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Nghị định 49/2016/NĐ-CP.

2. Mức phạt đối với hành vi trốn thuế

– Nếu như vi phạm và trốn thuế lần đầu, phạt tiền 1 lần tính trên số thuế đã trốn.

– Nếu như vi phạm lần đầu mà tăng nặng hoặc vi phạm lần 2 mà có tình tiết giảm nhẹ: phạt gấp 1,5 lần số thuế đã trốn.

– Đối với trường hợp vi phạm lần hai mà không có tình tiết giảm nhẹ. Hoặc vi phạm lần 3 mà có tình tiết giảm nhẹ thì phạt gấp 2 lần số thuế đã trốn.

– Nếu như vi phạm lần 2 mà có tình tiết tăng nặng. Hoặc vi phạm lần 3 mà không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt gấp 2,5 lần số thuế đã nộp.

– Phạt tiền 3 lần số thuế đã trốn đối với những trường hợp vi phạm lần ba mà có tình tiết tăng nặng.

Phát hành hóa đơn điện tử – Đảm bảo bảo mật thông tin 

Vai trò của BCTC đối với từng đối tượng sử dụng

Quy định khác: Người vi phạm không chỉ phải hoàn thành mức phạt tiền của mình mà bên cạnh đó, họ còn phải có trách nhiệm nộp đầy đủ số thuế đã trốn vào ngân sách nhà nước. Trong đó số tiền thuế đã trốn là số tiền mà cá nhân kinh doanh đó đáng ra phải nộp cho nhà nước nhưng không nộp và bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra bắt được.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về hóa đơn phải có trong khi vận chuyển hàng hóa. Việc nắm kỹ những quy định sẽ giúp doanh nghiệp tránh những sai sót trong quá trình hoạt động.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *