Riêng bản thân tôi, chiêm nghiệm rằng qua đời sống của Bác sỹ Hoàng Thị Tần thì đây chính là tấm gương đáng để sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn học tập noi theo
Bác sỹ Tần vốn là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên tại vùng núi Yên Thế, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Từ nhỏ, cô đã được nghe ông cha kể lại về những bài thuốc bí truyền của dân tộc Tày. Ngày nay, giá trị những bài thuốc ấy vẫn được lưu truyền, nhưng đã mai một đi nhiều bởi người xưa đã mất, thế hệ hậu sinh nắm giữ được bí quyết thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Từ nhỏ, cô đã được ông nội cho đi theo để hái thuốc trên rừng. Cô có khả năng nhớ rất nhanh các cây thuốc và công dụng của từng loại. Thấy cháu gái mình tuy còn bé nhưng sáng dạ, lại giàu lòng nhân ái nên ông nội đã quyết định truyền lại “bí kíp” gia truyền cho cô nắm giữ.
Hoàng Thị Tần – Tấm gương được sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn noi theo
Từ đó, cô gái người Tày luôn mang trong mình khát khao cháy bỏng được trở thành người thầy thuốc để cứu giúp mọi người. Nhưng cô Tần xác định rằng, bằng những phương thuốc gia truyền truyền miệng ấy thôi thì chưa đủ.
Vì thế, năm 1985 cô quyết định thi vào trường Đại học Y và đỗ với số điểm rất cao. Có bằng đại học, cô vẫn không ngừng học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ và học vị của mình. Lần lượt là Bác sỹ chuyên khoa cấp I và tiếp tục là Bác sỹ chuyên khoa cấp II (Tương đương học vị tiến sỹ) tại Đại học Y Hà nội năm 2009.
Sau khi tốt nghiệp đại học, bác sỹ Tần đã trở về quê hương và công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên. Với tài năng và y đức của mình, cô đã được nhiều bệnh nhân và các đồng nghiệp yêu mến, tín nhiệm giao cho chức vụ trưởng khoa liên tục trên 10 năm.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân viên Y Dược chất lượng
Năm 2010, cô theo gia đình vào Bình Dương sinh sống và làm trưởng khoa Y học cổ truyền tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương.
Hiện nay để thuận tiện cho việc chữa trị bệnh cho bà con, cô đã mở Phòng chẩn trị Y học cổ truyền tại nhà riêng. Với niềm mong muốn được chữa bệnh giúp người, đem lại sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ Tần luôn đặt phương châm “Lương y như từ mẫu” lên hàng đầu. Cô không chỉ khám bệnh mà còn tư vấn tận tình để bệnh nhân hiểu kỹ về căn bệnh của mình.
Thậm chí, nếu người bệnh nào khó khăn về tài chính thì cứ lấy thuốc về uống đến khi hết bệnh tới trả sau cũng được. Với những bệnh nhân thuộc hộ nghèo thì hoàn toàn miễn phí.
Tiếng lành đồn xa, người bệnh khắp Bắc Nam, thậm chí cả nước ngoài cũng đến tìm cô để mong nhờ chữa bệnh. Hơn 20 năm trong nghề, bác sỹ Tần đã đẩy lùi nỗi sợ hãi các căn bệnh về răng miệng và dạ dày, giúp nhiều người bệnh thoát khỏi bệnh tật một cách kỳ diệu.
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2019
Bằng kiến thức và kinh nghiệm có được trên 20 năm công tác cộng với các phương thuốc tinh hoa của Dân tộc Tày đến nay, bác sỹ Tần đã có các bài thuốc đặc trị về răng miệng và dạ dày cứu giúp hàng ngàn bệnh nhân.
Riêng bản thân tôi, chiêm nghiệm rằng qua đời sống của Bác sỹ Hoàng Thị Tần (bản thân Bác sỹ lại là người dân tộc Tày) – tấm gương của Bác sỹ Tần đáng để chúng ta học tập noi theo. Từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, trong học tập cũng như khi ra đời hành nghề; y đức người Thầy thuốc luôn phải nằm lòng; hết lòng với người bệnh, chữ Tâm luôn đặt lên đầu. Xã hội càng văn minh, con người càng phải tiến hóa thì càng phải cần những người có Tâm y đức như Bác sỹ Hoàng Thị Tần. Chúng ta là những người đang học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn – phần đông là ngưởi dân tộc Kinh – hãy cố gắng tiếp bước theo gương Bác sỹ Hoàng Thị Tần nhé. Một con én liên tưởng đến mùa xuân, sự tự do bay lượn trên bầu trời – nhiều con én sẽ mang lại một mùa xuân yên bình, vui tươi và ấm áp.
Xem thêm: