sức khỏe sinh sản

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Trong các biện pháp tránh thai, sử dụng thuốc được xem là một phương pháp khá hiệu quả, tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ khó tránh được những tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ra sau đó. Tùy thuộc theo thể trạng và liều lượng sử dụng ít hay nhiều của từng người mà mức độ ảnh hưởng cũng sẽ nặng nhẹ khác nhau.

1. Uống thuốc tránh thai có an toàn?

Hiện nay, thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn cấp là hai loại thuốc tránh thai phổ biến. Thông thường, những người phụ nữ có gia đình sẽ thường xuyên sử các loại thuốc tránh thai hàng ngày vì loại này phù hợp với đối tượng thường xuyên quan hệ tình dục nhưng chưa sẵn sàng cho con hoặc muốn giãn khoảng cách sinh con.

Thuốc tránh thai sẽ gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn

Trong khi đó, thuốc tránh thai khẩn cấp lại có ưu điểm là chứa các progestine liều cao, giúp làm chậm quá trình rụng trứng, ngăn chặn việc làm tổ, hỗ trợ tránh thai an toàn.

Loại thuốc này chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần trong 1 tháng và uống gần thời điểm quan hệ nhất thì mới có hiệu quả.

2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Ra máu âm đạo

Tình trạng ra máu âm đạo thường xuất hiện với phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, hiện tượng này không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, nếu ra máu kéo dài trên 5 ngày, bạn nên đi thăm khám bác sĩ.

Mất kinh

Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh trong thời gian dài cũng là một tác dụng phụ mà thuốc tránh thai gây ra. Trong một số trường hợp, mất kinh cũng có thể do cơ thể mệt mỏi, sử dụng thuốc kháng sinh điều trị hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý…

Các bệnh lý sức khỏe

Khi mới bắt đầu dùng thuốc, bạn có thể sẽ thấy một số thay đổi của cơ thể như buồn nôn, cương ngực, đau đầu hay tăng cân. Nếu cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hoặc thường xuyên lo lắng, tình trạng đau đầu, cương ngực kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ tư vấn đề có hướng điều trị kịp thời.

Sử dụng thuốc tránh thai lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến thị lực

Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường thấy đó là có thể giảm ham muốn ở nữ giới, ra nhiều khí hư, gặp các vấn đề về mắt như nhìn mờ, mất thị lực,…

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai

Các trường hợp không nên sử dụng thuốc

Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc tránh thai đó là người có tiền sử bệnh gan, có khối u ở vú hoặc mắc các bệnh tim mạch bởi điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thời gian sử dụng thuốc

Bạn nên uống thuốc nhanh nhất sau khi quan hệ tình dục để thuốc phát huy tối được công dụng tránh thai. Khi muốn có thai trở lại, bạn nên ngừng thuốc 3 tháng và uống bổ sung các loại viên acide folic.

Nếu trong trường hợp bị đau đầu nhiều, bạn nên dừng thuốc và đi kiểm tra xem mình có thai hoặc có bị teo niêm mạc tử cung không.

Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn tác dụng phụ của thuốc tránh thai, nhưng đây vẫn là một trong những phương pháp tránh thai khá hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ để giúp tránh thai hiệu quả và vẫn đảm bảo sức khỏe.

Tìm hiểu các tác dụng của bơ đối với phụ nữ mang thai

Bơ là một loại thực phẩm rất phổ biến và giàu chất dinh dưỡng. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết hết các công dụng mà loại quả này mang lại cho chính thai nhi của mình. Quả bơ chứa tới 14 loại vitamin, các khoáng chất, các chất chống oxy hóa,…Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các tác dụng của bơ dành cho phụ nữ mang thai nhé.

Bơ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

1. Tác dụng của bơ với bà bầu

Ngăn ngừa dị tật cho thai nhi

Quả bơ chứa một hàm lượng lớn folate, là một loại vitamin có khả năng ngăn ngừa việc sinh con bị dị tật. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng, với phụ nữ mang thai thì mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 600 mcg đến 800 mcg để ngăn ngừa khuyết tật xương ống và ống thần kinh của thai nhi.

Thế nên các mẹ đừng quên thêm loại quả này vào khẩu phần ăn của mình nhé.

Mẹ bầu ăn bơ thường xuyên sẽ giúp giảm được nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Trị ốm nghén

Quả bơ chứa hàm lượng lớn vitamin B6 trong quả bơ làm giảm được con buồn nôn cho thai phụ. Bên cạnh đó Vitamin B6 còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của mẹ và bé. Tác dụng của bơ làm giảm được những cơn ốm nghén khó chịu của mẹ bầu

Giảm nguy cơ bị tiểu đường

Axit béo omega – 3 là thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong bơ, một loại chất béo có lợi giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời giúp cân bằng lượng insulin cần thiết và tránh được nguy cơ mắc bênh tiểu đường.

Tăng sức đề kháng cho mẹ

Tác dụng của bơ lại được nâng lên một tầm cao mới khi nó chứa hàm lượng vitamin B6, loại vitamin này tham gia vào quá trình phản ứng hóa học trong cơ thể đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt cho người mẹ. Cơ thể người mẹ khỏe mạnh khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng

Phát triển não bộ cho bé

Chất béo trong quả bơ tốt cho tim của người mẹ và não của bé, trong 3 tháng nếu mẹ bầu ăn bơ một lượng đủ se giúp con thông minh hơn. Giàu chất acid folic là nguồn dinh dưỡng để có một trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra quả bơ còn chứa vitamin K giúp hoạt hóa protein trong xương và quá trình đông máu của cơ thể.

2. Hướng dẫn mẹ bầu tự làm thức uống ngon từ bơ

Sinh tố bơ xoài

Nguyên liệu: 1 quả bơ sáp, ½ quả xoài chín, 2 thìa sữa đặc, đá.

Cách thực hiện: Lầy phần thịt xoài chín, thái nhỏ. Phần bơ cũng lấy phần thịt thái nhỏ. Cho bơ, xoài, 2 thìa sữa đặc và 5 viên đá vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.

Sinh tố bơ xoài thơm ngon

Bơ dầm đường cát

Bơ dầm đường béo ngậy bỗ dưỡng

Nguyên liệu: 1 quả bơ chín, 2 thìa đường, đá.

Cách thực hiện: Bỏ phần vỏ và hột của quả bơ, cắt nhỏ bơ thành từng khối vuông nhỏ hoặc dùng muỗng nạo từng miếng, cho 2 thìa đường cát vào cốc, dùng muống dầm sao cho đường trộn đều trong bơ, không nên dầm nát quá ăn sẽ làm mất đi độ béo đấy.