dấu hiệu mắc bệnh

Bệnh quai bị ở trẻ em chăm sóc như thế nào

Bệnh quai bị ở trẻ em nếu không biết cách chăm sóc, điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm trẻ nhỏ trong những ngày này để trẻ mau chóng khỏi bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị mắc bệnh quai bị

1. Những dấu hiệu mắc bệnh quai bị ở trẻ em

Trẻ bị nhiễm virus quai bị ARN sau thời kỳ ủ bệnh từ 6-9 ngày sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Trước khi sưng 1 đến 2 ngày: Trẻ có dấu hiệu ăn không ngon, nhai nuốt khó khăn, đau vùng mang tai hoặc sưng to chỉ sau một đêm
  • Trẻ bị sốt nhẹ, đau đầu nhưng có thể tự khỏi sau thời gian 5 đến 7 ngày nếu bệnh không có biến chứng.
  • Sau thời gian 14 ngày, trẻ bị đau góc hàm và họng, tuyến nước bọt bị sưng phồng, xuất hiện sốt rét.
  • Trẻ sợ tiếp xúc với ánh sáng mạnh, khó ăn uống, khó thở.
  • Sau khoảng 5 đến 10 ngày, hiện tượng sưng phồng sẽ giảm dần.

2. Cách chăm sóc trẻ bị quai bị hiệu quả tại nhà

Các mẹ cần chú ý những vấn đề sau trong cách chăm sóc trẻ bị bệnh:

  • Không cho trẻ ăn đồ chua cay vì sẽ kích thích nước bọt phân tiết và vùng lây nhiễm virus quai bị sẽ sưng to hơn.
  • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen hay corticoid, để giúp đau đầu, giảm sưng.
  • Không cho trẻ ăn những món ăn khó tiêu hóa như nếp xôi, nên ăn những thức ăn lỏng như bột ngó sen, cháo gạo tẻ hay canh trứng chia thành nhiều bữa. Ăn nhiều các loại đậu như đậu xanh, đậu tương sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục bệnh.
  • Không tắm cho trẻ bằng nước lạnh hay ngâm bồn quá lâu.
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây hoa quả để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung nước thường xuyên để tránh mất nước.
  • Nên tắm bằng nước ấm và gội đầu bình thường cho trẻ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối pha loãng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

Trường hợp trẻ sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa ngay đến bệnh viện.

Để tránh lây nhiễm cho người khác nên cho trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc bên ngoài hoặc tốt hơn hết bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người ngoài.

Trường hợp các bé nam mắc bệnh biến chứng dẫn đến viêm tinh hoàn nên cho bé mặc đồ phù hợp, có thể dùng đá lạnh để giảm các cơn đau.

Khi bị bệnh không nên cho bé vận động mạnh, đặc biệt đối với những trẻ có dấu hiệu sưng tinh hoàn. Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối.

– Nên cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh, có thể chườm nóng vùng góc hàm.

Trẻ mắc bệnh quai bị nếu không chữa trị đúng cách sẽ để lại những hậu quả nghiêm trong như dẫn tới viêm não, viêm màng não, viêm buồng trứng và viêm tụy tạng cấp. Do đó, hiểu đúng về bệnh của con và có những kiến thức chữa bệnh đúng đắn mẹ sẽ sớm giúp cho bệnh quai bị ở trẻ em sớm bình phục hoàn toàn. Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích với các mẹ!