bé khỏe bé đẹp

Có nên sử dụng võng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay không

Bạn đang chăm con nhỏ, bạn đang băn khoăn không biết liệu có nên cho bé ngủ võng hay không? Võng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ trong suốt thời gian qua đã trở thành vật dụng được nhiều người lựa chọn cho trẻ. Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là không nên cho trẻ đặc biệt trẻ sơ sinh nằm võng sớm.

1. Tại sao không nên cho bé nằm võng?

Có rất nhiều lý do để bạn không nên sử dụng chúng. Và dưới đây là những nguyên nhân bạn nên cân nhắc trước khi mua:

Có nên cho trẻ nhỏ nằm võng không?

Đầu tiên, có thể nói đơn giản là cho bé nằm võng chính là sẽ làm khổ bố mẹ, những người trông nom bé.

Bởi vì trẻ em thường dễ quen hơi với những thứ gần gũi chúng nếu bé có thói quen ngủ võng thì dù đi đâu nếu không có chúng bé sẽ rất khó ngủ và quấy rối bạn.

Ngủ võng sẽ không tốt cho sự phát triển của trẻ, đó không phải là giấc ngủ đến tự nhiên. Khi nằm võng do đung đưa tạo ra độ rung lắc mạnh khiến cho trẻ bị mệt mỏi và dễ đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, trẻ rất dễ bị so vai, cong lưng nếu nằm võng nhiều. Trẻ cũng rất khó cử động nên có thể gây tổn hại đến xương cột sống non nớt của trẻ.

Không những vậy, với những loại lưới có mắt hiện nay có thể gây ra những tổn thương cho bé như tay bị các mắt nút thắt lại, để trong thời gian dài sẽ bị bầm tím và có thể gây hoại tử. Ngoài ra có những nguy hiểm khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nằm võng lâu dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của trẻ do hệ thần kinh của trẻ lúc này còn rất yếu. Tổn thương này nếu nặng có thể khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, chậm hình thành nhận thức.

Nằm võng nhiều còn có thể khiến trẻ bị ức chế thần kinh. Nếu cứ ở trong trạng thái rung lắc mạnh nhiều sẽ làm cho thần kinh của trẻ bị suy nhược, mệt mỏi.

Vì vậy, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ và hãi hùng. Nếu để trẻ phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Cho trẻ nằm võng có thể mang lại nhiều nguy hiểm cho trẻ

2. Mẹ có thể cho con nằm ngủ võng khi nào?

Nếu mẹ vẫn muốn cho con nằm võng thì chỉ nên cho bé ngủ vào những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Với giấc ngủ dài ban đêm thì hoàn toàn không nên vì nằm võng khiến bé khó phát triển cơ thể.

Bạn có thể trải một tấm chiếu bên dưới để bé nằm hoặc cho bé nằm trên người mình để tránh trẻ bị so vai, cong lưng.

Nếu bé đã quen đu đưa rồi thì có thể mua nôi tự động đu đưa cho bé nằm. Ngoài ra, trẻ dưới 3 tháng tuổi thì không nên cho bé nằm võng quá sớm.

Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng vì vậy hãy chăm sóc đến giấc ngủ của trẻ, cho trẻ ngủ thật thoải mái. Tốt nhất bạn nên cho trẻ nằm trên giường, dang chân dang tay cho thoải mái.

Hi vọng với những kiến thức trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn liệu có nên mua võng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nằm rồi nhé!

Bệnh quai bị ở trẻ em chăm sóc như thế nào

Bệnh quai bị ở trẻ em nếu không biết cách chăm sóc, điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm trẻ nhỏ trong những ngày này để trẻ mau chóng khỏi bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị mắc bệnh quai bị

1. Những dấu hiệu mắc bệnh quai bị ở trẻ em

Trẻ bị nhiễm virus quai bị ARN sau thời kỳ ủ bệnh từ 6-9 ngày sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Trước khi sưng 1 đến 2 ngày: Trẻ có dấu hiệu ăn không ngon, nhai nuốt khó khăn, đau vùng mang tai hoặc sưng to chỉ sau một đêm
  • Trẻ bị sốt nhẹ, đau đầu nhưng có thể tự khỏi sau thời gian 5 đến 7 ngày nếu bệnh không có biến chứng.
  • Sau thời gian 14 ngày, trẻ bị đau góc hàm và họng, tuyến nước bọt bị sưng phồng, xuất hiện sốt rét.
  • Trẻ sợ tiếp xúc với ánh sáng mạnh, khó ăn uống, khó thở.
  • Sau khoảng 5 đến 10 ngày, hiện tượng sưng phồng sẽ giảm dần.

2. Cách chăm sóc trẻ bị quai bị hiệu quả tại nhà

Các mẹ cần chú ý những vấn đề sau trong cách chăm sóc trẻ bị bệnh:

  • Không cho trẻ ăn đồ chua cay vì sẽ kích thích nước bọt phân tiết và vùng lây nhiễm virus quai bị sẽ sưng to hơn.
  • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen hay corticoid, để giúp đau đầu, giảm sưng.
  • Không cho trẻ ăn những món ăn khó tiêu hóa như nếp xôi, nên ăn những thức ăn lỏng như bột ngó sen, cháo gạo tẻ hay canh trứng chia thành nhiều bữa. Ăn nhiều các loại đậu như đậu xanh, đậu tương sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục bệnh.
  • Không tắm cho trẻ bằng nước lạnh hay ngâm bồn quá lâu.
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây hoa quả để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung nước thường xuyên để tránh mất nước.
  • Nên tắm bằng nước ấm và gội đầu bình thường cho trẻ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối pha loãng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

Trường hợp trẻ sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa ngay đến bệnh viện.

Để tránh lây nhiễm cho người khác nên cho trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc bên ngoài hoặc tốt hơn hết bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người ngoài.

Trường hợp các bé nam mắc bệnh biến chứng dẫn đến viêm tinh hoàn nên cho bé mặc đồ phù hợp, có thể dùng đá lạnh để giảm các cơn đau.

Khi bị bệnh không nên cho bé vận động mạnh, đặc biệt đối với những trẻ có dấu hiệu sưng tinh hoàn. Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối.

– Nên cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh, có thể chườm nóng vùng góc hàm.

Trẻ mắc bệnh quai bị nếu không chữa trị đúng cách sẽ để lại những hậu quả nghiêm trong như dẫn tới viêm não, viêm màng não, viêm buồng trứng và viêm tụy tạng cấp. Do đó, hiểu đúng về bệnh của con và có những kiến thức chữa bệnh đúng đắn mẹ sẽ sớm giúp cho bệnh quai bị ở trẻ em sớm bình phục hoàn toàn. Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích với các mẹ!

Nhận biết sớm những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những năm gần đây, bệnh viêm tai giữa trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt ở đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do hệ thống ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh nên khi mắc bệnh, trẻ khó có thể biểu đạt trực tiếp ra ngoài. Vì vậy, các vị phụ huynh hãy chú ý để sớm nhận biết những triệu chứng viêm tai giữa và có phương pháp xử lý kịp thời.

1. Bệnh viêm tai giữa và những tác nhân gây bệnh.

Những tác nhân gây bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh thường do vi khuẩn và virus tấn công, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa. Nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp có thể gây nên chứng thủng màng nhĩ, ù tai, điếc tai,…

Triệu chứng viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như không vệ sinh tai sạch sẽ, tổn thương trong tai, hay khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Khi đó, dịch nhờn trong tai tiết ra nhiều và là môi trường thuận lời cho sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

2. Những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bởi hệ thống ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện, nên khi mắc bệnh trẻ khó có thể diễn đạt cho cha mẹ hiểu. Lúc đó, cơ thể của trẻ sẽ có phản ứng trước và cha mẹ cần chú ý.

– Sốt cao, ăn ít, khó ngủ, quấy khóc:

Trẻ có biểu hiện sốt cao, ăn ít, khó ngủ, quấy khóc

  • Triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm tai giữa đó là sốt cao toàn thân. Thân nhiệt của trẻ tăng cao 38-39 độ C, thậm chí có thể lên đến 40-41 độ C. Tình trạng này gây ra bởi sự hình thành và phát triển ổ viêm ở trong tai giữa của trẻ.
  • Ngoài sốt cao, trẻ có thể sẽ ăn ít hơn, quấy khóc, khó ngủ do tư thế nằm, nhai, bú có thể làm thay đổi áp suất trong tai giữa khiến trẻ đau tai, khó chịu.

– Rối loạn tiêu hóa

Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước, mất sức, mệt mỏi, và có thể kéo theo những bệnh khác do cơ thể trẻ đang không có đủ sức đề kháng với bệnh.

– Xuất hiện chất dịch mủ đọng trong tai

  • Đây là một dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng viêm tai giữa mà các phụ huynh nên chú ý. Trẻ bị đau tai khi lượng dịch mủ trong tai ngày càng nhiều, điều này sẽ gây sức ép lên màng nhĩ của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh chưa nói được, trẻ sẽ có biểu hiện bứt tai mạnh, càn quấy, khóc to.
  • Trong trường có mũ trong tai quá nhiều có thể dẫn đến làm thủng màng nhĩ, gây ra hiện tượng rò rỉ dịch trong tai. Hiện tượng này sẽ làm giảm áp suất dưới màng nhĩ, khiến trẻ đỡ đau hơn, nhưng chính vì vậy có thể cha mẹ sẽ chủ quan không chú ý, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai có thể gây ra tình trạng trẻ bị khó nghe tạm thời, không có phản ứng với âm thanh yếu, mất tập trung.

Mặc dù viêm tai giữa không phải căn bệnh quá khó điều trị, song nếu không sớm điều trị kịp thời, những triệu chứng của viêm tai giữa có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thính lực của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy chú ý nhiều hơn đến trẻ để có thể xử lý kịp thời, đảm bảo thính lực cho trẻ.

Thông tin về những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chúng tôi cung cấp trên chỉ mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ để tốt nhất cho sức khỏe.