Bạn có biết những tác dụng của mùn cưa với cây trồng

Cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của ngành công nghiện gô, thì hằng năm các cơ sở chế biến gỗ ở nước ta đã thải ra môi trường một lượng lớn phế phẩm như mùn cưa, dăm bào, ván bóc, gỗ xẻ… Những loại phế phẩm này hiện tại không được các chủ cở sở chế biến gỗ xử lý đúng cách, chúng thường bị bỏ chất đống ngoài bãi rác, hoặc mang đi đốt điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Đứng trước thực trạng đó, một trong những giải được đưa ra để có thể tái sử dụng lượng phế phẩm này chính là sử dụng chúng để làm phân bón trồng cây. Điều này nghe khá là quen thuộc phải không ạ, phương pháp này đã được ứng dụng từ thời xa xưa, đến nay chúng vẫn được áp dụng mà ít ai để ý tới. Để có thể sử dụng những nguyên liệu mùn cưa một cách hiệu quả nhất, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con nông dân những tác dụng của mùn cưa với cây trồng.

Nguồn gốc và tính chất của mùn cưa

Như chúng ta đã biết mùn cưa được coi như một loại phế phẩm được tạo ra trong quá trình cắt, xẻ, bào mòn gỗ, mùn cưa thường có kích thước dưới 5mm. Với mỗi loại gỗ khác nhau sẽ tạo ra các vụn mùn cưa có kích thước khác nhau với các tính chất khác nhau. Nhờ sự tham gia của các loại máy băm gỗ vụn hiện đại, bạn vẫn có thể tạo ra mùn cưa từ những mẩu gỗ thừa, bìa gỗ… Người ta sử dụng mùn cưa để trồng cây bởi nhưng ưu điểm vượt trội như rất dễ phân huỷ, thành phần chủ yếu là cenlulose, độ thông thoáng khí thấp và giữ ẩm không đều.

Tác dụng của mùn cưa với cây trồng

Do tính sẵn có của nó, mùn cưa dần đân đã trở nên phổ biến hơn, những người làm vười biết cách sủ dụng chúng nhiều hơn. Hầu hết mùn cưa thường được sử dụng làm phân bón, hoặc được sử dụng trong quá trình cải tạo đất trồng cây. Mùn cưa mang lại nhiều tác dụng có lợi đối với thực vật trong vườn do thực tế rằng trong quá trình phân hủy chúng phát ra carbon, kích hoạt hệ vi sinh vật của đất 2 lần. Sau mỗi vụ thu hoạch thì lượng dinh dưỡng sẽ cạn dần và đất cũng sẽ bị nến lại trở nên chai, cứng. Chính vì thế việc sử dụng mùn cưa đã xử lý ủ vào đất sẽ giúp bổ sung lượng dinh dưỡng đã mất và tăng độ tơi xốp cho đất, giúp cho cây trồng phát triển tốt nhất.

Ở những khu vực đặc biệt khô cằn, mùn cưa có thể được sử dụng để giữ độ ẩm, các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước như đạm và kali được giữ lại cho cây trồng. Ngược lại nếu cây trồng ở những nơi thường xuyên bị ngập nước, bạn hãy đào một rãnh quanh gốc cây và đổ đầy mùn cưa vào, điều này sẽ giúp thoát nước nhanh hơn, cân bằng lại độ ẩm cho cây.

Cách sử lý mùn cưa để trồng cây

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm mua mùn cưa tại các cơ sở sản suất gỗ, tuy nhiêu các loại mùn cưa này thường chứa rất nhiều tạp chất, nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng tới cây trồng rất nhiều. Để có thể sở hữu trong tay loại mùn cưa chất lượng, bạn cũng có thể sử dụng các loại máy băm gỗ vụn để tạo ra mùn cưa. Điều này giúp bạn chủ động hơn trong, không còn phụ thuộc vào các bên cung cấp mùn cưa và đặc biệt có thể tái sử dụng được những loại phế phẩm như cành cây, gỗ thừa xung quanh nhà bạn. Bạn có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp máy băm gỗ vụn uy tín.

Mùn cưa được mua về hoặc sau khi được nghiền ra thì cần qua nước vôi tối thiểu 24h, ngâm thời gian lâu hơn sẽ giúp loại đó vi khuẩn trong mùn cưa giúp mùn cưa sạch hơn. Mùn cưa sau khi ngâm qua qua nước vôi phải được tập kết nơi sạch sẽ, đánh mùn cưa thành đống sau đó sử dụng bạt phủ kín trong thời gian 1 tuần là có thể mang ra sử dụng.

Bài viết trên vừa giới thiệu đến các bạn những tác dụng của mùn cưa đối với cây trồng, chúc các bạn có một mùa màng bội thu với loại nguyên liệu giá rẻ này.

Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *