Đông trùng hạ thảo xuất xứ từ đâu?  Cách phân loại như thế nào?

Dù nghe nói rất nhiều về loại đông dược quý hiếm tốt cho sức khỏe, nhưng đông trùng hạ thảo xuất xứ từ đâu thì hầu hết người dùng đều còn cảm thấy rất mơ hồ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, đừng bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

>>Xem chi tiết tại: https://sumonhatviet.com/dong-trung-ha-thao-sumo/

Bật mí cho bạn đông trùng hạ thảo xuất xứ từ đâu?

Chúng ta chỉ nhìn thấy đông trùng hạ thảo khi chúng đã ra thành phẩm cuối cùng nhưng lại không biết được rằng xuất phát điểm của chúng là một loài nấm ký sinh trong sâu bướm.

Những con ấu trùng sâu theo đúng lộ trình sẽ hóa thành bướm. Tuy nhiên, với những ấu trùng khi bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis thì sẽ trở thành đông trùng hạ thảo.

Loài nấm Cordyceps Sinensis được phân bố rộng ở châu Úc và châu Á, đặc biệt là vùng Đông Á. Khu vực tập trung của chúng là các cao nguyên có độ cao chênh lệch so với mặt biển từ 4.000 – 5.000m như: Tây Tạng, Cam Túc, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Vân Nam. 

Thế nhưng, hiện nay nhiều loài nấm đã được nuôi trồng bằng công nghiệp tại nhiều khu vực khác nữa trên thế giới để tinh chế các cơ chất có dược tính.

3 cách để phân loại đông trùng hạ thảo

Người ta phân loại đông trùng hạ thảo theo các yếu tố như: nguồn gốc, hình thái, trạng thái tồn tại,… Cụ thể chi tiết như sau:

1. Nguồn gốc

Từ tự nhiên: loài này cực kỳ quý hiếm và có giá trị cao nhất, chủ yếu xuất hiện ở vùng núi có độ cao trên 4000m.

Nhân tạo: một số quốc gia như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, hiện nay đều đã đều nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo dựa trên cơ thể ấu trùng hoặc chất sinh ra do phản ứng của enzyme từ vỏ trứng, đậu xanh,…

2. Hình thái

Đông trùng hạ thảo nguyên con: đây là dạng thuần túy có hình dáng của ký sinh trong sâu. Hình ảnh được biểu hiện là 1 con sâu non với 1 nấm dài mọc trên đầu.

Đông trùng hạ thảo dạng bột: đã được xử lý nghiền thành bột thủ công hoặc máy móc để người dùng có thể dễ dàng sử dụng hơn. 

Đông trùng hạ thảo dạng nước: người dùng có thể thấy đông trùng hạ thảo ở dạng này sẽ được đóng thành gói hoặc chai nhỏ giống như nước uống.

Đông trùng hạ thảo dạng túi lọc: Dạng này được đóng gói kiểu túi lọc như các loại trà để lấy nước chứ không sử dụng được phần bã.

Đông trùng hạ thảo dạng viên: đông trùng hạ thảo ở dạng này đã được qua xử lý và nén thành dạng viên nang, tiện cho việc đem theo sử dụng hay mang đi bất kỳ đâu. 

3. Phân loại theo trạng thái

Dạng tươi: đông trùng hạ thảo loại này sẽ được khai thác nguyên con trong vòng 1 tháng trở lại. Chứa hàm lượng dược chất tối đa, nhưng cần bảo quản ở nhiệt độ – 50 độ C.

Dạng khô: đông trùng hạ thảo đã được làm sạch, sau đó phơi khô nên có thể sử dụng lâu dài. Nhưng chất dinh dưỡng lại không cao bằng dạng tươi.

Đông trùng hạ thảo xuất xứ từ đâu không còn là nỗi băn khoăn của nhiều người nữa rồi. Nếu bạn đã yên tâm và hiểu rõ về nguồn gốc của loại đông dược quý hiếm này, hãy trải nghiệm chúng để cải thiện sức khỏe mỗi ngày nhé!

Trả lời